Bước 1. Đánh dấu(đính mã) và kiểm tra
Đầu tiên quần áo, đồ vải sẽ được đính mã, giúp phân biệt của đồ của từng khách hàng. Khâu kiểm tra giúp nhân viên nhận biết đồ giặt của khách có bị rách, bung cúc, hỏng khóa,…
Nếu quần áo cần được chú ý đặc biệt, chẳng hạn như tẩy vết rượu vang đỏ trên áo sơ mi hoặc ở ống quần thì cần có một mã đặc biệt được đánh dấu nên đồ cần tẩy đó. Tất cả các đơn hàng đều được đánh dấu bằng một mã khác nhau nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm là không bị mất đồ.
Sau khi kiểm tra nhãn mác, sẽ biết được các lưu ý trước khi tiến hành tẩy điểm và giặt.
Bước 2. Tẩy điểm
Sau khi đã đính mã và kiểm tra cẩn thận thì sẽ là tiến hành tẩy điểm các vết bẩn nhỏ trên đồ giặt như: vết dầu mỡ, vết bút bi… Đối với những vết bẩn cứng đầu cũng sẽ được xử lý trước để quá trình giặt khô diễn ra dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn.
Mặc dù có các khuyến nghị khác nhau, có một số trang web giặt khô thì khuyên rằng không cần thiết phải xử lý vết bẩn trước khi giặt và nên thận trọng với việc tẩy điểm này vì có thể sẽ làm cho vết bẩn khó được loại bỏ hơn khi cho vào máy giặt. Bởi vì chất tẩy có nhiều loại khách nhau, chúng được sử dụng để loại bỏ các vết bẩn trên vải. Điều quan trọng là nhân viên giặt là phải có kinh nghiệm để việc tẩy này không gây rắc rối cho quá trình giặt khô trong máy khiến cho quần áo bị hư hại trầm trọng.
Bước 3: Làm khô
Đồ giặt sẽ được đưa vào máy giặt khô chuyên dụng có trọng lượng, công suất vừa đủ. Tiếp theo, máy sẽ tự động cung cấp dung môi, hoá chất và tiến hành giặt như bình thường. Đồ giặt cần trải qua 2 – 5 chu trình trình phụ thuộc vào từng chất liệu quần áo, sau đó đồ giặt sẽ được xả và vắt. Tiếp theo, quần áo sẽ được sấy khô để bay hết các chất dung môi trên quần áo.
Quần áo, đồ vải được làm khô bằng dung dịch trong suốt tiêu chuẩn quốc tế đặc biệt giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu mỡ một cách an toàn khỏi các loại vải mỏng manh và nhạy cảm nhất như: lụa, len, cashmere, da… tất cả các vải được nhà sản xuất khuyến nghị nên giặt khô.
Bước 4: Kiểm tra lần cuối
Sau khi hoàn tất quá trình giặt khô, nhân viên sẽ kiểm tra lại một lần nữa xem còn vết bẩn nào trên quần áo không.
Nếu còn chúng sẽ được đem đi xử lý lại. Loại bỏ vết bẩn sau khi cho vào máy giặt là một phần khác của quy trình kiểm tra chất lượng. Sử dụng phương pháp loại bỏ vết bẩn với các thiết bị chuyên dụng và các chế phẩm hóa học sử dụng hơi nước, không khí và chân không. Nếu vết bẩn dạng nước thì dùng nước và hóa chất tẩm ướt để tẩy vết bẩn. Nếu vết bẩn ở dạng khô như vết dầu mỡ, sơn gốc dầu, sơn móng tay, son,vv… thì dùng dung môi hoặc hóa chất chuyên dụng để loại bỏ.
Reviews
There are no reviews yet.